CHU KỲ BẤT ĐỘNG SẢN LÀ GÌ?

Nhìn lại thị trường bất động sản (BĐS) sau gần 2 thập kỷ từ năm 1993 khi nhà nước ban hành luật đất đai có thể thấy rằng: Chu kỳ bất động sản là một đặc tính rất quan trọng, mỗi chu kì kéo dài từ 7 – 9 năm, lần lượt theo từng giai đoạn gồm: Phục hồi – tăng trưởng - bùng nổ - suy thoái và đóng băng. Hiểu chu kỳ bất động sản để đón sóng đầu tư là một trong những xu hướng thị trường hiện nay, hãy cùng Lâm Thủy Mộc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

5 giai doan xac dinh mot chu ky

5 giai đoạn của một chu kỳ BĐS

4 CHU KỲ CỦA BẤT ĐỘNG SẢN TRONG 2 THẬP KỶ

Tính tới thời điểm hiện tại, thị trường BĐS của Việt Nam được xác định đã trải qua 4 vòng chu kỳ, cụ thể:

Từ năm 1993 đến năm 1999

Từ năm 1993 đến năm 1995 là thời kỳ tăng trưởng của thị trường BĐS trong chu kỳ thứ nhất. Thời gian gian này, luật đất đai chính thức ra đời giúp thị trường BĐS được định hình rõ ràng. Cùng với đó, GDP tăng trưởng trên 9% vào các năm 1995 khiến người dân tin vào tương lai xán lạn của nền kinh tế nước nhà. Theo đó, đã thúc đẩy giá nhà đất tăng cao BĐS có đà tăng trưởng. 

Tuy nhiên bắt đầu từ năm 1997 đến 1999 thị trường BĐS dần đi vào suy thoái khi khu vực Châu Á có dấu hiệu khủng hoảng, và GDP năm 1999 của Việt Nam giảm còn 5.8%. Lúc này các nhà đầu tư dường như không có động thái tích cực với BĐS, đa phần “nằm im” hoặc chuyển hướng đầu tư.

Từ năm 2000 đến năm 2006

Vào những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỷ XIX, thị trường kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi. Các hiệp định thương mại quốc tế được ký kết, chỉ số GDP cao ngất ngưởng. Việt Nam thời điểm này được ví như "con hổ" kinh tế, thị trường BĐS cũng nhờ đó dần chuyển mình.

Đến năm 2021, Nhà nước tung nhiều chính sách mới về vay vốn cũng như tín dụng nhằm thúc đẩy thị trường BĐS, đã thổi bùng cơn sốt giá đất ở một số tỉnh thành lớn. Lượng giao dịch và giá nhà trong những năm này đều tăng cao. Với cơn sốt nhà đất 2001 giá nhà đất tăng lên nhiều lần dẫn đến tình trạng nhiều người lao động thu nhập thấp không có khả năng sở hữu.

Trước tình trạng giới đầu cơ bùng nổ nhà nước đã ban hành luật đất đai vào năm 2003. Bên cạnh đó thời gian này một dòng tiền lớn từ BĐS chạy sang chứng khoán. Bởi vậy thị trường giai đoạn này chính thức đóng băng.

Từ năm 2007 đến năm 2013

Tháng 11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, điều này tạo đà thúc đẩy GDP trong nước tăng hơn 7% so với những năm trước. Các công ty nước ngoài, vốn FDI cũng đổ xô vào Việt Nam đầu tư, ngân sách kiều hối tăng trong khoảng thời gian nay.

bieu do mo ta chu ky bds

 Biểu đồ mô tả chu kỳ bất động sản

Trước thực trạng đó, năm 2007 – 2008 thị trường Việt Nam đón nhận sự sôi động trở lại của thị trường căn hộ chung cư, và các khu đô thị mới.

Từ năm 2009 đến 2013 sau những cơn sốt đất kinh hoàng của 2008 thị trường BĐS dần đi vào đóng băng. Thống kê lạm phát bùng nổ với 2 con số, ngân hàng nhà nước cũng tiến hành thắt chặt tiền tệ. Nợ quá hạn tăng cao, đặc biệt nợ vay BĐS ghi nhận con số khủng khiếp dẫn đến các ngân hàng yếu kém phải sáp nhập và vốn FII cũng ngừng đổ vào BĐS.

Từ năm 2014 đến năm 2020

Trước tình hình đóng băng của thị trường, đầu năm 2014 nhà nước đã đẩy mạnh các gói kích cầu như: Gói tín dụng với lãi suất thấp 30 nghìn tỷ cho người thu nhập thấp mua nhà, … Thị trường lúc này đã ấm dần, bắt đầu tan băng, xu hướng đi lên tương đối mạnh mẽ.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2017 – 2018 thị trường chứng kiến sự bùng nổ ở các phân khúc BĐS cao cấp và BĐS nghỉ dưỡng. Các tỉnh thành ven biển có ngành du lịch phát triển đã “bứt tốc” về thị trường BĐS như: Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc, Quảng Ninh, …

Đến giữa năm 2019 thị trường “giảm tốc” và đón nhiều thách thức hơn . Cụ thể, việc triển khai rà soát pháp lý của hàng loạt dự án đã khiến thị trường dần khó khăn. Đặc biệt, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 như cú đánh bồi khiến thị trường đã khó khăn nay lại càng khó khăn.

Trước tình trạng đó, cuối năm 2020 các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cực thấp, nhà nước cũng triển khai nhiều gói kích cầu nhằm hấp dẫn nhà đầu tư. Đặc biệt, một vài chính sách về luật đất đai được sửa đổi và hoàn thiện theo nhận định của giới chuyên gia có lợi thế cho nhà đầu tư.

NĂM 2021 - CÓ PHẢI LÀ CHU KỲ LẬP ĐỈNH MỚI

Từ những chu kỳ trên có thể khẳng định cuối năm 2020 là “bước đệm’ để BĐS “bứt tốc” trong thời gian gần. Năm 2021 theo nhận định của giới chuyên gia thị trường sẽ có những yếu tố tích cực hơn rất nhiều, đặc biệt các thị trường trọng điểm như Tp.HCM hay Hà Nội, Đà Nẵng sẽ có sự bứt phá. Nhìn chung, dự đoán BĐS vẫn theo xu hướng đi lên.

2021 duoc du doan se la dinh bds

Năm 2021 đươc dự đoán sẽ là “đỉnh” BĐS

Dự đoán thị trường BĐS sẽ đạt “đỉnh” vào giữa năm 2021, đầu năm 2022, khi giá vàng vượt qua đỉnh mới, và đầu tư trong nước tăng mạnh thông qua khởi nghiệp, vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam lớn, các công ty, thương hiệu nước ngoài sẽ tạo nên làn sóng rầm rộ tại Việt Nam….

Việc đón sóng đầu tư tại thời điểm hiện tại cũng là một điều các nhà đầu tư nên cân nhắc. Tuy nhiên, giới chuyên gia khuyên rằng: Để hạn chế rủi ro trong vấn đề đầu tư, khách hàng nên lựa chọn những dự án có pháp lý đạt chuẩn và chủ đầu tư uy tín cùng tiềm năng sinh lời cao. Khách hàng cũng không nên sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính, bởi thời gian này nên đầu tư dài hạn không theo xu hướng lướt sóng.

Chu Lai Riverside – đất nền ven sông gần THACO Trường Hải Quảng Nam là một trong những dự án có pháp lý vững chắc. Được nhiều chuyên gia khuyên lựa chọn rót vốn đầu tư. 

chu lai riverside du an hoan thien phap ly

Chu Lai Riverside dự án hoàn thiện pháp lý

Chu Lai Riverside đang triển khai giai đoạn 1, và là dự án trọng điểm được UBND tỉnh Quảng Nam đặc biệt quan tâm, xem đó là chủ lực để phát triển của toàn tỉnh.

Xem chi tiết dự án tại đây: https://lamthuymoc.com.vn/du-an/du-an-chu-lai-riverside.html