Quốc hội đã thông qua nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương từ năm 2025 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Quyết định này không chỉ mang lại diện mạo hành chính mới cho Huế mà còn mở ra những cơ hội phát triển lớn về kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.

Dự án BGI Topaz Downtown Huế (Dự án BGI Topaz Downtown Huế) 

Thực trạng thị trường bất động sản Huế

Theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế về nhà ở và thị trường bất động sản quý 3/2024, thị trường nhìn chung vẫn còn trầm lắng, chưa có sự chuyển biến rõ rệt.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ pháp lý cho các dự án và Ngân hàng Nhà nước đã liên tục giảm lãi suất huy động nhằm hạ lãi suất cho vay, thị trường vẫn đối diện nhiều khó khăn. Trong đó, các vấn đề pháp lý như xác định nghĩa vụ tài chính, thủ tục giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai vẫn là những thách thức lớn.

Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt nguồn vốn cũng dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai dự án. 

Tuy nhiên, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có bước tiến quan trọng khi UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2030 (lần 2) vào ngày 7/10/2024. Điều này tạo tiền đề để địa phương điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 phù hợp với tình hình thực tế. 

Những dự án lớn được triển khai

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố danh mục 29 khu đất dự kiến tổ chức đấu thầu để phát triển các dự án khu đô thị và khu dân cư nông thôn. Các dự án tiêu biểu bao gồm:

  • Khu đô thị sinh thái tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, thuộc Khu đô thị sinh thái Thanh Toàn.
  • Khu đô thị hai bên đường Chợ Mai – Tân Mỹ, thuộc khu C – đô thị mới An Vân Dương.
  • Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Vịnh, phường Phú Thượng, thành phố Huế.
  • Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Vinh An, huyện Phú Vang.

Ngoài ra, tỉnh còn triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho 7 dự án nhà ở xã hội và một dự án thủy điện nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương. 

Mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2030

Căn cứ vào quyết định điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh đặt mục tiêu:

  • Đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 28,8 m²/người, trong đó tại đô thị là 30,9 m²/người, và tại nông thôn là 26,7 m²/người.
  • Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh sẽ đạt 33,0 m²/người, trong đó tại đô thị là 34,1 m²/người, và tại nông thôn là 32,0 m²/người.

Đồng thời, diện tích sàn xây dựng mới sẽ tăng thêm khoảng 7,2 triệu m² vào năm 2025 và 8,2 triệu m² vào năm 2030.

Về nhu cầu vốn, tổng vốn đầu tư dự kiến là 67.025 tỷ đồng vào năm 2025 và tăng lên 75.841 tỷ đồng vào năm 2030. Trong đó, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư và nhà ở thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

Định hướng tương lai

Với việc Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh chiến lược phát triển bất động sản và thu hút đầu tư. Các khu đô thị hiện đại và khu dân cư quy mô lớn sẽ sớm được triển khai, góp phần thúc đẩy kinh tế và nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Những nỗ lực này không chỉ giúp Huế duy trì sức hút đối với các nhà đầu tư mà còn khẳng định vị thế của địa phương trên bản đồ bất động sản quốc gia. 

Xem thêm: Thông tin dự án BGI TOPAZ DOWNTOWN