Trong vài năm trở lại đây, việc chọn lựa Shophouse để đầu tư đang dần phổ biến và được xem là kênh đầu tư sinh lời đắc thắng của nhiều nhà đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, nếu không biết cách chọn lựa sản phẩm tốt thì rất dễ mắc phải các rủi ro đáng tiếc như khó thanh khoản, thu hồi vốn chậm, kinh doanh không thuận lợi… Vậy làm thế nào để tránh những điểm bất cập trên?
Hãy cùng Lâm Thủy Mộc tìm hiểu và ghi nhớ ngay 5 vấn đề sau khi quyết định đầu tư shophouse tại bên dưới đây nhé!
Tìm Hiểu Về Shophouse
Trước tiên cần hiểu Shophouse là các mô hình nhà phố thương mại hoặc căn hộ thương mại. Hình thức nhà ở này được thiết kế thông minh, đa chức năng và tích hợp nhiều tiện ích có thể dùng để buôn bán, kinh doanh cho thuê và để ở.
Hiện tại, mô hình BĐS shophouse chiếm từ 2 đến 5 % thị trường. Việc có trong tay một căn shophouse tương đương với việc bạn đã sở hữu một ngôi nhà và một mặt bằng phục vụ cho việc kinh doanh. Vì thế, dù cho mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng mô hình shophouse đã và đang “làm mưa làm gió” trên thị trường BĐS, thu hút khá nhiều nhà đầu tư.
5 Điểm Cần Lưu Ý Khi Mua Shophouse Để Đầu Tư
1. Cân nhắc mục đích khi mua
Khi chọn mua shophouse, bạn cần xác định mục đích để làm gì, đầu tư để ở, cho thuê lại hay để kinh doanh? Trước khi quyết định, bạn cần phải tính toán về việc sử dụng chúng hợp lý bởi mỗi căn shophouse chỉ phù hợp với một loại mục đích kinh doanh.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến tiềm năng căn hộ, phụ thuộc vào vị trí, cách lựa chọn kinh doanh sao cho phù hợp. Các chuyên gia cho hay rằng tỷ suất lợi nhuận khi kinh doanh shophouse sẽ rơi vào khoảng 8% - 12%, nhờ vị trí đẹp và dân cư tăng dần.
2. Chọn vị trí thích hợp
Hiện tại, phần lớn các dự án BĐS shophouse có vị trí tại trung tâm thành phố. Nhưng vẫn còn nhiều dự án tọa lạc ở ngoại thành, nơi đang có quy hoạch.
Muốn mua shophouse với mục đích cho thuê, đầu tư kinh doanh đòi hỏi cần có nguồn vốn tương đối lớn. Để an toàn hơn khi đầu tư, bạn cần đánh giá được sơ bộ về thị trường, khả năng tiêu thụ hàng hóa tại khu vực.
Thêm vào đó, cũng cần chú ý các yếu tố liên quan đến dân cư sinh sống tại đây như: mật độ dân số, trình độ dân trí, thu nhập bình quân đầu người… vì chúng ảnh hưởng nhiều tới tiềm năng kinh doanh. Các dịch vụ tiện ích quanh khu vực như bể bơi, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại cũng tác động đến khả năng cho thuê lại shophouse. Một căn hộ shophouse với vị trí đắc địa sẽ dễ cho thuê hoặc bán lại hơn trong tương lai.
3. Giá của shophouse
Nhược điểm lớn nhất của shophouse chính là về mặt giá cả, vì không phải ai cũng có thể mua được. Mức giá của một căn hộ shophouse thường có cao hơn những căn hộ bình thường 20%. Có những dự án lên tới 100%.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì số lượng shophouse không nhiều, nhưng bù lại giá cho thuê shophouse sẽ cao hơn việc gửi ngân hàng hay cho thuê chung cư, căn hộ bình thường.
4. Tiềm năng tăng giá của căn hộ shophouse có cao không?
Tuỳ mỗi vị trí Shophouse khác nhau có mức tỉ suất lợi nhuận khác nhau. Mức trung bình đang đạt từ 8% đến 12%/năm. Trong điều kiện khu chung cư có tỷ lệ lấp đầy cao chắc chắn sẽ phát sinh nhu cầu giao dịch mua bán, phát triển dịch vụ. Khi đó, khả năng tăng giá trị của Shophouse lớn hơn so với căn hộ chung cư.
5. Cần lưu ý gì trước khi ký hợp đồng mua bán căn hộ Shophouse?
Trước khi ký hợp đồng mua bán, nhà đầu tư nên xem và đọc kỹ các điều khoản như:
- Thời hạn bàn giao Shophouse
- Chi phí quản lý vận hành sau này khi đưa vào kinh doanh.
- Vật liệu và điều kiện bàn giao chi tiết Shophouse.
- Quy định và điều khoản các ngành hàng cấm và hạn chế kinh doanh tại shophouse đó.
- Đơn vị quản lý vận hành sau này là ai?
- Giá điện nước được tính như thế nào với khu nhà phố thương mại?
Bên cạnh đó, còn một số vấn đề cần lưu ý thêm như:
Thời gian để sở hữu căn hộ Shophouse nằm tại vị trí tầng 1 – 2 khối đế chung cư: Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu 50 năm. Shophouse nằm tại các dãy nhà phố trong khu đô thị, biệt thự liền kề 4-5 tầng. Hình thức sở hữu: Sổ đỏ lâu dài.
Đồng thời bạn có thể an tâm đầu tư vào kênh nhà phố thương mại này. Vì chúng ta có thể được quyền chuyển nhượng, mua đi bán lại giống như một căn hộ chung cư hay nhà đất. Bao gồm các trường hợp sau:
- Shophouse đã ký hợp đồng mua bán nhưng chưa bàn giao nhà: Phí chuyển nhượng hợp đồng mua bán 2% và lệ phí trước bạ, sổ đỏ ra tên người mới.
- Shophouse đã nhận bàn giao nhà nhưng chưa cấp sổ đỏ: Phí chuyển nhượng hợp đồng mua bán 2% và lệ phí trước bạ, sổ đỏ vẫn ra tên chủ cũ.
- Shophouse đã được cấp sổ đỏ: Phí sang tên sổ đỏ là 2% và lệ phí trước bạ. Sổ đỏ sang tên người mới.
Bài viết trên đã nêu rõ 5 vấn đề cần lưu ý khi mua shophouse để đầu tư. Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về các mô hình căn hộ, nhà ở hay các kiến thức BĐS khác, hãy theo dõi Lâm Thủy Mộc nhé!